“In lụa” – kỹ thuật in áo thun phổ biến nhất hiện nay
Ở bài dịch vụ in áo thun lần trước, Zeeuni chúng tôi đã nói sơ lược về các kỹ thuật in ấn trong ngành may mặc nên hôm nay chúng tôi xin phép được chia sẻ thêm 1 số thông tin chuyên sâu hơn về 1 kỹ thuật in cực kỳ phổ biến trong ngành in ấn hiện nay và được mọi người gọi là in lụa.
Một vài nét về in lụa : Lã kỹ thuật in truyền thống lâu đời, có cách in khá dễ dàng, đơn giản thường tạo ra được những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao cùng với màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng mang lại cảm giác thoải mái cho người đối diện khi nhìn vào. Giá khi bạn in lụa cũng rẻ hơn so với các công nghệ in hiện đại và mới nhất hiện nay nên mọi người có thể yên tâm khi in lụa hơn với số lượng lớn trên mọi chất liệu khác nhau.
Qui trình chung trong in lụa
- Thiết kế mẫu in
- In mẫu ra giấy can
- Bạn cần chuẩn bị khung in
- Pha chế keo, mực và canh tay kê
- In số lượng theo mẫu
- Vệ sinh và rửa khung in
Chi tiết về các bước trong qui trình in lụa
Pha keo – Tráng keo
Khi đã nấu keo xong thì đựng keo vào chai thủy tinh. Nhớ phải lưu ý đến độ sệt của keo, vì nó sẽ quyết định việc tráng keo lên khung in có dễ dàng hơn hay khon, nếu keo quá lỏng thì khi tráng lên khung in thì sẽ bị nhão, còn sệt quá thì khó phủ hết lên bề mặt khung in. Môi trường làm việc khi bạn pha keo là nên ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc tránh ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.
Chụp bản
Đây là bước quan trọng nhất qui trình in lụa vì thế phải rất cẩn thận. Ban đầu, đặt phim lên bàn chụp, áp khung in lên phim, canh chỉnh sao cho phù hợp rồi sau đó lót tấm vải đen lên mặt trong khung, đặt tấm xốp đè lên tấm vải, đặt tấm kính lên tấm xốp, dằn 1 cục đá trên cùng để khung không bị rung lắc, cố định và bật đèn chuyên dụng lên để chụp.
Canh tay kê
Đầu tiên là dán tay kê trên một tấm bìa cứng sau đó gắn 1 tờ giấy vào để in thử, nếu thấy ổn rồi thì cố định lại bằng băng keo. Đặt tờ giấy lên bàn in, hạ khung lụa xuống và kéo lui kéo tới miếng bìa để canh vị trí tờ in. Xong thì tiến hành in, cho mực vào khung, gạt mực qua một cái rồi nâng khung lên kéo cho đều tay tới khi sản phẩm hoàn thiện.
Vệ sinh khung in
Vét sạch hết mực in còn lại trong khung, có thể dùng giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng để chùi sạch mực trên khung hoặc bạn có thể dùng xà bông cũng được. Nếu chưa sạch có thể dùng xăng xiclohexenol để tẩy. Sau khi in xong phải đem đi rửa và tẩy khung liền để khung in có tuổi thọ cao.